Bất cứ tác động nào của đại dịch bệnh lên dân số và nền kinh tế khổng lồ của con người cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền khí hậu, hiện đã bị thay đổi rất nhiều từ chính nền sản xuất công nghiệp và tiêu dùng của xã hội loài người.
Trong "Tiểu kỷ băng hà" có trích dẫn một nghiên cứu mới từ Đại học London (Anh quốc) khám phá ra rằng việc người da trắng Châu Âu tràn qua và thống trị Châu Mỹ vào đầu thế kỷ 17, giết chết khoảng 56 triệu người thổ dân bản địa tại Châu Mỹ – tức là 90% dân số của toàn bộ lục địa này trước khi Christopher Columbus khám phá ra quần đảo Caribbean vào năm 1492 – đã làm cho nền khí hậu Trái Đất mát đi một khoảng thời gian đáng kể trong lịch sử loài người.
Bị thực dân Châu Âu tàn sát diệt chủng và lây truyền các dịch bệnh mới (bệnh đậu mùa và sởi) từ Châu Âu, các sắc tộc người Mỹ da đỏ và thổ dân Nam Mỹ đã bị giảm sút đáng kể, dẫn đến việc bỏ hoang một diện tích đất canh tác khổng lồ (55 triệu mẫu đất – lớn ngang với nước Pháp), cho phép cây rừng và nhiều loại thực vật hoang mọc lên, hấp thu lượng carbon dioxide đủ để làm giảm nền nhiệt toàn cầu xuống khoảng -0,15°C trong thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17 – hai thế kỷ trước khi bắt đầu cuộc Đại Cách Mạng Công Nghiệp vào cuối thế kỷ 18.
Đúng vậy. Bất cứ tác động nào của đại dịch bệnh lên dân số và nền kinh tế khổng lồ của con người cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền khí hậu, hiện đã bị thay đổi rất nhiều từ chính nền sản xuất công nghiệp và tiêu dùng của xã hội loài người.
Ví dụ như trong những ngày vừa qua, nếu theo dõi thông tin chỉ trên báo Việt Nam. thì đã có thể nhận ra điều đó. Tôi sẽ trích dẫn một số sự kiện thiệt hại đã xảy ra về mặt kinh tế do ảnh hưởng của dịch CoV Vũ Hán:
- Sản xuất của Apple tại Trung Quốc có nguy cơ gián đoạn sau Tết Nguyên đán, khi đối tác Foxconn và Pegatron đối mặt với viêm phổi Vũ Hán. Tuần trước, Bloomberg cho hay Apple đã tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu iPhone cao hơn dự đoán. Công ty thường ra mắt iPhone mới vào khoảng tháng 9. Vì vậy, viêm phổi Vũ Hán dường như không tác động gì đế kế hoạch đó. Tuy nhiên, hãng đang chuẩn bị sản xuất hàng loạt iPhone giá rẻ mới vào tháng 2 nên sẽ gặp rủi ro hơn ở dự định này.
- “Sự gián đoạn chuỗi cung ứng là một mối lo ngại nếu nhân viên Foxconn và các trung tâm sản xuất linh kiện khác ở Trung Quốc bị hạn chế đi lại”, Nhà phân tích Dan Ives của Wedbush Securities nhận định. “Nếu dịch bệnh lan rộng hơn, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, khiến nhà đầu tư lo lắng”, ông nói thêm. Trong khi đó, phát ngôn viên của Apple từ chối nêu bình luận.
Trong cuộc họp báo đặc biệt vừa diễn ra, các quan chức Trung Quốc thừa nhận sự lây lan của viêm phổi Vũ Hán ảnh hưởng đến kinh tế nước này trong ngắn hạn sắp tới.
Tác động ngay lập tức có thể nhìn thấy là sự sụt giảm lưu lượng hành khách. Trong nỗ lực ngăn chặn virus lây lan, chính phủ đã khuyến khích người dân ở nhà, hủy bỏ các sự kiện công cộng lớn và hạn chế hàng trục triệu người đi lại.
Ông Liu Xiaoming, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết, hoạt động vận tải nói chung vào hôm thứ bảy tuần trước, tức mồng một Tết Nguyên đán, đã giảm 28,8% so với năm trước. Trong đó, vận chuyển hàng không giảm 41,6%, vận chuyển đường sắt giảm 41,5% và vận chuyển đường bộ giảm 25%.
Wall Street hôm qua (27/1) có phiên giao dịch tệ nhất gần 4 tháng vì lo ngại kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch viêm phổi Vũ Hán. Chốt phiên hôm qua, chỉ số DJIA giảm 1,57% về 28.535 điểm. S&P 500 giảm tương đương, về 3.243 điểm. Còn Nasdaq Composite giảm 1,89% xuống 9.139 điểm.
DJIA và S&P 500 đều có phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 10/2019. Trong khi đó, mức giảm của Nasdaq là lớn nhất kể từ ngày 23/8. Chỉ số đo sự sợ hãi tại Wall Street – CBOE Volatility cũng lên cao nhất gần 4 tháng.
Nhóm cổ phiếu liên quan đến du lịch, như hàng không, casino và khách sạn giảm mạnh nhất. Các công ty kinh doanh sòng bài có hoạt động mạnh tại Trung Quốc, như Las Vegas Sands, Wynn Resorts và Melco Resorts & Entertainment đều mất hơn 5%. Yum China mất 5,27% sau khi thông báo đóng cửa tạm thời một số cửa hàng KFC và Pizza Hut tại Vũ Hán – tâm điểm dịch bệnh.
Các cổ phiếu công nghệ, như Apple, Microsoft, Alphabet và Amazon, mất từ 1,6% trở lên. Chỉ số theo dõi các công ty năng lượng trong S&P 500 giảm 2,7% hôm qua, do giá dầu thô giảm 2% trước lo ngại dịch bệnh bùng phát kéo tụt nhu cầu của nguyên liệu này.
Chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong, vốn đã bị chèn ép bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, là thị trường giảm mạnh nhất trong tuần qua với biên độ 3,8%. Theo sau là CSI 300 của Trung Quốc giảm 3,5%. Các thị trường chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan, những quốc gia đã ghi nhận các trường hợp lây nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán, cũng chìm trong sắc đỏ.
Lo ngại về khả năng dịch bệnh ảnh hưởng đến kinh tế đã khiến phố Wall chịu ảnh hưởng tiêu cực, chỉ số công nghiệp Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite cùng ghi nhận tuần sụt giảm đầu tiên trong năm 2020. Dow Jones và S&P 500 giảm ít nhất 1%, còn Nasdaq Composite mất 0,8%. Trước đó, trong phiên giao dịch cuối tuần, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm mạnh.
Giá dầu Brent trên sàn London giảm gần 6% trong tuần, xuống còn 60,9 USD mỗi thùng vào cuối ngày thứ Sáu – mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12 – khi giới phân tích chỉ ra rằng, dịch viêm phổi mới là nguyên nhân của việc bán tháo.
Đồng nội tệ của Trung Quốc đã giảm hơn 1% trong tuần qua, xuống mức 6,9 nhân dân tệ đổi 1 đôla Mỹ.
Trước mối lo về dịch cúm, giá vàng thế giới vượt mức 1.580 USD một ounce, cao hơn mức kỷ lục 7 năm ngày 7/1 vì căng thẳng Trung Đông. Trong hai ngày đầu tuần (27-28/1), giá vàng giao ngay vượt 1.580 USD một ounce, tăng hơn 4% so với hồi đầu năm. Trước lo ngại virus gây viêm phổi corona lây lan, Trung Quốc đã kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thêm một tuần và cấm tour du lịch từ Trung Quốc ra nước ngoài.
Ông Gnanasekar Thiagarajan, Giám đốc của Commtrendz Risk Management Services cho biết, dòng tin tức về virus xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) đang thúc đẩy việc mua tài sản trú ẩn an toàn. “Thị trường chứng khoán lao dốc, nỗi sợ hãi càng làm tăng thêm tâm lý sợ rủi ro. Đó là cơ sở để vàng tiếp tục tăng giá, hướng tới mục tiêu 1.610 USD trong thời gian tới”, ông nói.
Báo cáo của Ngân hàng New Zealand nhận định, các thị trường đang tập trung theo dõi, hướng về tin tức xung quanh loại virus corona. Sẽ có sự tác động kinh tế đáng kể, đặc biệt ở Trung Quốc. Trước lo ngại về tác động của virus corona, các nhà đầu tư cũng tăng đổ tiền vào quỹ ETF vàng. Bên cạnh đó, Cục Dự trữ liên bang (FED) đang chuẩn bị cho cuộc họp về lãi suất đầu tiên trong năm nay, dự kiến duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, Hội đồng vàng thế giới sẽ đánh giá xu hướng nhu cầu thế giới.
Các hãng ôtô sơ tán công nhân khỏi Vũ Hán còn Facebook, LG, HSBC… cấm hoặc hạn chế nhân viên đến Trung Quốc, Hong Kong.
Các hãng sản xuất ôtô đang rút nhân viên khỏi Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) và cân nhắc dừng việc sản xuất ở đây khi dịch viêm phổi bùng phát ở thành phố Vũ Hán. Ba hãng sản xuất ôtô lớn có nhà máy tại Vũ Hán gồm GM, Honda và Nissan – có một nhà máy đang xây dựng, đã thông báo về kế hoạch sơ tán nhân viên khỏi Vũ Hán. Vào thứ hai (27/1), Honda xác nhận 30 nhân viên và gia đình của họ tại nhà máy gần Vũ Hán đang được gửi về Nhật Bản. PSA Group cũng cho biết việc đưa nhân viên tại Vũ Hán về nước sẽ được thực hiện theo đề xuất của chính quyền Pháp và Trung Quốc. Nissan cũng có kế hoạch rút phần lớn nhân viên và gia đình của họ từ Vũ Hán trở về Nhật Bản.
Tại Thượng Hải, chính quyền cấm các công ty hoạt động trước ngày 9/2. Tại Tô Châu, khu công nghiệp lớn bao gồm nhiều công ty dược phẩm và công nghệ phía Đông Trung Quốc, chính quyền cấm doanh nghiệp hoạt động lại trước ngày 8/2. Khoảng 1.500 doanh nghiệp Nhật trong đó có Panasonic, Kobe Steel đang hoạt động ở đây.
Ngân hàng lớn nhất châu Âu, HSBC, đã cấm tất cả nhân viên tới Hong Kong trong hai tuần và cấm đến Trung Quốc cho đến khi có thông báo mới nhất. Nhà sản xuất đồ gia dụng của Hàn Quốc, LG, đã cấm nhân viên đến Trung Quốc và khuyên những người đi công tác ở nước này trở về nhà nhanh nhất có thể. Facebook cũng có động thái tương tự khi hạn chế nhân viên đến Trung Quốc.
Báo Aljazeera ngày 28/1/2020 đã có bài lượng định khá chi tiết các tác động kinh tế của dịch coronavirus Vũ Hán lên nền kinh tế tại địa phương, trên phạm vi toàn quốc gia Trung Quốc và ngay cả nhìn lại những gì mà kinh tế toàn cầu đã bị thiệt hại trong trận dịch SARS năm 2002-2003. Đầu tiên, họ phân tích về vị trí của thành phố Vũ Hán trong nền kinh tế Trung Quốc.
Kế đó, họ lược qua tất cả các tác động của coronavirus tại Vũ Hán đối với nền kinh tế Trung Quốc, ở phương diện của ngành du lịch, bán lẻ tiêu dùng và giải trí.
…và cuối cùng là một cái nhìn tổng thể về những thiệt hại kinh tế toàn cầu đối với dịch SARS xảy ra hồi năm 2002-2003:
Như vậy, đã có gần 65 triệu người bị cách li tại Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ. Chắc chắn các hoạt động giao thông và di chuyển ra vào những khu vực lây lan dịch bệnh sẽ bị hạn chế hoặc tự người dân hạn chế chính mình. Hai hãng hàng không British Airways và Air Canada đã hủy bỏ toàn bộ các chuyến bay đến Trung Quốc. Hãng hàng không Delta của Mỹ cũng đang cắt bớt số lượng chuyến bay hàng tuần từ Mỹ đến Trung Quốc. Ngay cả hãng hàng không giá rẻ Lion Air của Indonesia, cùng với nhiều hãng khác như Seoul Air (Hàn Quốc), United Airlines (Mỹ), Cathay Pacific (Hong Kong) sẽ tạm hoãn và cắt bớt các chuyến bay đến Trung Quốc, đặc biệt là kết nối với Vũ Hán. Những dấu hiệu chậm lại và ngừng hoạt động kinh doanh hàng không, du lịch, giao thông đang xảy ra trên toàn cầu hướng về phía Trung Quốc.
Thành phố Vũ Hán – nơi dịch coronavirus bùng phát – đôi khi được xem có vị trí quan trọng tương tư như thành phố Chicago của Mỹ với vai trò như một trung tâm công nghiệp. Nguồn ảnh: Hector Retamal/Agence France-Presse — Getty Images.
Chưa nói đến tốc độ bùng phát khá nhanh chóng của chủng coronavirus tại Vũ Hán kỳ này, nhưng may mắn là tỷ lệ tử vong đang ở mức thấp (2% – 3%), nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới có một trận đại dịch lớn đến nỗi mọi hãng hàng không đều không thể di chuyển được nữa vì lý do cách li và đóng cửa biên giới, các nền kinh tế tạm ngưng hoạt động, giao thông đình trệ…?
Chắc chắn các lớp bụi mù được tung lên thường xuyên trên bầu khí quyển của Trái Đất nhờ những hoạt động sinh hoạt trên của loài người, sẽ biến mất chỉ trong vòng vài ngày. Trong khi đó, thực ra nền văn minh của con người đang sống chung với cả hai mặt trái ngược nhau của cùng một vấn đề: hiện tượng nóng lên toàn cầu (global warming) và hiện tượng che mờ toàn cầu (global dimming). Đó là hai thái cực như âm với dương, bỏ đi một cái thì sẽ nhận lại hậu quả cực độ của cái kia. Một khi các hạt bụi trong không khí biến mất, bức màn chắn bớt bức xạ Mặt Trời của hiệu ứng che mờ khí quyển của bụi mù ô nhiễm bị dỡ bỏ, loài người và hệ sinh thái trên Trái Đất sẽ phơi mình ra ngay lập tức dưới gần 100% bức xạ Mặt Trời được giữ nhiệt lại bởi một mật độ 415ppm khí carbon dioxide, và nền nhiệt toàn cầu/địa phương sẽ tăng thêm hơn +1°C nữa chỉ trong vòng vài tuần lễ. Mức tăng nhiệt đột biến này sẽ khởi động một tiến trình sụp đổ lớn hơn, mà đã được chứng minh bởi ngành khảo cổ địa chất, vì cách đây 5 triệu năm, ở Thế Thượng Tân (Pliocene), mật độ carbon dioxide trong bầu khí quyển chạm mức hơn 400ppm và nền nhiệt Trái Đất đã nóng hơn từ 3°C đến 4°C với mực nước biển dâng cao 40 mét so với hiện nay.
Hiện tượng tăng nhiệt này đã từng được chứng minh xảy ra trên thực tế, đặc biệt là trong những ngày từ 11/9 đến 13/9/2001, khi toàn bộ không phận Hoa Kỳ bị cấm bay do hoạt động khủng bố nhắm vào hai tòa tháp đôi của World Trade Center (WTC).
Nên nhớ rằng Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu, công xưởng sản xuất của thế giới, có những hoạt động công nghiệp tương đương và thậm chí lớn hơn nước Mỹ. Nếu nền kinh tế Trung Quốc ngừng hoạt động, nền nhiệt tại một khu vực lớn ở phía Đông sẽ gia tăng nhiệt độ không thể kiểm soát được chỉ trong vòng vài tuần lễ, và nền khí hậu toàn cầu sẽ chạm mức nhiệt mà trước đây loài homo sapiens chưa từng trải nghiệm qua. Mọi mục tiêu cắt giảm khí thải để giữ cho nền nhiệt Trái Đất không vượt quá +2°C được đề ra trong Hiệp định Paris hoàn toàn bị phá sản trong trường hợp ấy.
Thế là loài người lại bị đẩy vào một khía cạnh khác của nghịch lý McPherson (McPherson Paradox) mà chúng tôi đã từng giải thích:
A) nếu chúng ta đóng cửa tất cả mọi đường bay hay thậm chí giảm đáng kể số lượng máy bay cất cánh vì một lý do nào đó, thì dĩ nhiên sẽ gây nên một đợt tăng nhiệt ngay lập tức. Những kẻ điều hành các đế chế tư bản hiển nhiên hiểu rõ chuyện này.
hoặc
B) còn nếu chúng ta không ngưng hoặc hạn chế các đường bay của ngành hàng không trên toàn cầu, nghĩa là toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản vẫn phải hoạt động như cũ, trò chơi vẫn tiếp tục, thì con người vẫn có thể di chuyển khắp mọi nơi trên hành tinh này và lây nhiễm cho nhau chủng loài coronavirus mới lạ chưa có vaccine chữa trị. Thế rồi loài virus gây bệnh sẽ biến dị, hoành hành và giết hết gần như tất cả loài người sống trên hành tinh.
Vậy dù có làm thế nào đi nữa, loài homo sapiens vẫn không thể thoát khỏi cái bẫy đã được giăng ra. Ngày xưa, thực dân tư sản da trắng Châu Âu tàn sát và giết chết 90% số thổ dân tại Châu Mỹ và gây ra một tiểu kỷ băng hà. Ngày hôm nay, nếu một đại dịch như coronavirus bùng phát, giết chết 65 triệu người (theo mô hình dự báo cách đây 3 tháng của Đại học Johns Hopkins) và làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu, thì toàn thể loài người không được hưởng sự may mắn như trước đây. Họ sẽ bị nướng chín bởi nền nhiệt gia tăng đột biến khi bức màn bụi do chính họ vô tình dựng lên để che bớt bức xạ Mặt Trời đã biến mất. Nay luật nhân quả đang quay trở lại, rất nhanh và không thể tránh khỏi.
Quay trở lại thời kỳ dịch SARS bùng phát cuối năm 2002 – đầu năm 2003, Thượng Hải đã chứng kiến nền nhiệt mùa hè nóng nhất trong vòng 50 năm. Thời tiết cực kỳ nóng bức diễn ra trong vòng từ 20 – 50 ngày ở miền Nam Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9/2003. Mức nhiệt tối đa cao hơn 38°C đã tồn tại ở một phạm vi rộng lớn và chạm mức trên 40°C dọc theo miền Nam của quốc gia này đã khiến mực nước sông Dương Tử hạ thấp kỷ lục từ ngày 1/7 đến ngày 10/8/2003. Châu Âu cũng đối mặt với một mùa hè 2003 chết chóc vì sốc nhiệt (khoảng 70.000 người chết), với nền nhiệt tăng lên hơn 3°C so với mức trung bình của giai đoạn từ năm 1961–1990.
Dù chưa có bất cứ số liệu nghiên cứu nào cho thấy có sự liên hệ của trận dịch SARS bùng phát năm 2003 trên toàn cầu, những ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu và các đường bay quốc tế, tác động lên mật độ bụi trên bầu khí quyển và hiệu ứng che mờ toàn cầu (global dimming), nhưng có lẽ điều tương tự cũng có thể xảy ra trong năm 2020 này. Đặc biệt hơn nữa, chính là chu kỳ khí hậu El Niño được dự báo sẽ quay trở lại trong cuối năm nay, cùng với một hiệu ứng/khuynh hướng tăng nhiệt không thể tránh khỏi, khiến biển băng tại Bắc Cực có thể biến mất vào mùa hè, kích hoạt và giải phóng một lượng lớn khí methane đang bị đóng băng ở dưới đáy Bắc Băng Dương vào bầu khí quyển, khiến nền nhiệt gia tăng đột biến lên +18°C trong vòng chưa đến 10 năm tới. Vì vậy, một trận đại dịch xảy ra trong năm 2020 cũng có thể góp phần đẩy loài người nhanh hơn đến bờ vực sụp đổ hệ sinh thái và cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6.