Theo đó, Quy hoạch được chia làm 02 giai đoạn, giai đoạn đến năm 2015 và giai đoạn đến năm 2020, do Bộ Công Thương chủ trì
Phối hợp với các Bộ, ngành và đơn vị liên quan thực hiện với các nhóm giải pháp về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm... sao cho đến năm 2030, mở rộng được và nâng tổng công suất các nhà máy sản xuất sơn trang trí - xây dựng lên 700 triệu lít/năm; mở rộng, nâng tổng công suất các nhà máy sản xuất sơn tàu biển và sơn bảo vệ lên 80 triệu lít/năm; xây dựng mới các nhà máy sơn tàu biển và sơn bảo vệ chất lượng cao có tổng công suất 60 triệu lít/năm và đầu tư xây dựng mới được 02 nhà máy sản xuất sơn gỗ, công suất mỗi nhà máy 50 triệu lít/năm.
Cụ thể như: Tăng cường năng lực của các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành và các phòng kỹ thuật công nghệ của các công ty để có đủ khả năng tiếp cận và tổ chức nghiên cứu triển khai các công nghệ mới; khuyến khích các tổ chức khoa học - công nghệ, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng công nghệ để sản xuất nguyên liệu sơn - mực in, chất lượng phụ gia cho các ngành công nghiệp sơn - mực in; huy động mọi nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế; đặc biệt, Quyết định số 1008/QĐ-BCT còn quy định không cấp Giấy chứng nhận (GCN) đầu tư cho các dự án đầu tư có công nghệ, thiết bị lạc hậu.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chi tiết, xem tại đây.